Bạn đã bao giờ có cảm giác đi làm nhìn đồng nghiệp đăng những khoảnh khắc vui vẻ lên mạng, khoe đồ mua sắm, rủ rê ăn uống, vui chơi,… mà cảm thấy lòng thật bồn chồn nếu không làm được như họ hoặc không tham gia vào các hoạt động với họ chưa ? Bạn luôn muốn thực hiện và tham gia vào các hoạt động đó để không bị bỏ lại, để biết được những cảm giác đó như thế nào ? Bạn mải mê chạy theo những thứ xa xôi đó mà dường như quên đi những giá trị cốt lõi thực tại. Đó chính là “FOMO”, bạn đã bị “FOMO” chốn công sở và điều này cũng rất khó để có thể tránh khỏi trong các môi trường làm việc hiện nay. Vậy điều này có thực sự xấu? Hãy cùng Prep Careers khám phá nhé!
1.FOMO là gì ?
Hội chứng tâm lý FOMO được hiểu như một sự sợ hãi mà bản thân bỏ lỡ những điều thú vị hoặc hấp dẫn trong cuộc sống mà người khác được trải nghiệm điều đó. Các nghiên cứu đã tiến hành mô tả người bị hội chứng FOMO cho thấy, những cảm giác lo lắng rằng mọi người xung quanh có thể đang trải nghiệm về sự hạnh phúc, vui vẻ hoặc hoàn toàn thú vị hơn bản thân bạn. Tâm lý lo lắng này sẽ khiến bạn muốn cập nhật các hoạt động của bạn bè hoặc người khác để có thể xem được họ đang làm gì.
Theo Giáo sư về Con người và Hành vi tại Đại học Oxford và đã có hơn 100 bài nghiên cứu về tác động của Internet đến sự phát triển của con người trong thời đại số. Theo tiến sĩ Dan Hernan người Israel – chuyên gia marketing đã xác định được hiệu ứng của hội chứng fomo vào đầu năm 1996 khi ông thực hiện nghiên cứu với một số khách hàng và thu được kết quả rằng hiệu chứng hội chứng fomo có thể là một trong những lý do khiến cho khách hàng không trung thành với bất kỳ một thương hiệu nào cả. Khi có hội chứng sợ bỏ lỡ, khách liên tục mua các sản phẩm mới từ những thương hiệu mới để không bỏ lỡ bất kỳ xu hướng thú vị nào.
2. ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI CHỨNG FOMO
Thực tế, khi sống thông qua một bộ lọc ảo, bạn sẽ rất dễ mắc hội chứng tâm lý fomo và có ít nhất 24% số lượng các bạn trẻ online gần như liên tục và con số ngày ngày càng tăng cao. Một cuộc khảo sát quốc gia ở Úc cho kết quả khoảng 60% thanh thiếu niên cảm thấy lo lắng khi bạn bè vui vẻ mà họ không được biết những thông tin đó và khoảng 51% cho biết họ sẽ lo lắng nếu không biết bạn của mình đang làm gì.
Hội chứng tâm lý FOMO có thể gây ra một số trạng thái phổ biến sau trong môi trường công sở:
- Dễ dàng mất tập trung: Hội chứng tâm lý fomo có thể sẽ khiến cho bạn mất tập trung hoặc ngừng công việc để trả lời một cuộc điện thoại, tin nhắn hay email không liên quan cũng như không quá quan trọng. Hơn nữa, hội chứng này còn khiến bạn liên tục kiểm tra điện thoại và không tập trung làm việc vì sợ mình sẽ bỏ lỡ tin nhắn hay cuộc gọi.
- So sánh bản thân với người khác: Mỗi ngày, việc tiếp cận với những trải nghiệm tuyệt vời của người khác, bạn sẽ cảm thấy ao ước được như họ và không tự tin vào bản thân, cho rằng bản thân kém cỏi, thiếu may mắn hơn những người xung quanh, có cố gắng thì cũng chỉ chạy theo họ. Nhưng bạn nên nhớ rằng, những gì ảo trên mạng thì cũng chỉ là ảo, nếu không được chứng kiến tận mắt thì cũng không thể xác minh được đó có phải là sự thật hay không.
- Phủ nhận năng lực của đồng nghiệp: Biểu hiện của thái độ FOMO trong trường hợp này là thói quen nói xấu sếp hoặc đồng nghiệp khi ganh tị với thành tích của họ. Bạn này cho rằng việc đạt được kết quả đó không do năng lực vượt trội của đồng đội mà do những yếu tố may mắn khác mà thôi. Thay vì tán dương, ngưỡng mộ, bạn luôn tìm cách để phủ nhận khả năng và sự cố gắng của người khác. Tâm lý này ảnh hưởng rất lớn đến sự gắn kết đội ngũ và tinh thần làm việc nhóm.
- Có những trải nghiệm giống nhau: Những trải nghiệm đó là trải nghiệm trước/sau hay còn gọi là “đua theo” do cảm giác sợ bị bỏ lỡ gây ra. Như là đầu tư vào cùng lĩnh vực, cùng mua điện thoại mới ra mắt, mua máy tính mới, đổi mốt trang phục… thậm chí là mua vô tội vạ những món đồ vốn dĩ không cần thay đổi hoặc không thật sự cần thiết. Mục đích mua sắm chỉ vì sợ bị tụt hậu so với đồng nghiệp.
3. CÁCH VƯỢT QUA HỘI CHỨNG FOMO NƠI LÀM VIỆC
- Những thông tin trên dường như tạo ra một cảm giác e dè khi chúng ta nghe đến thuật ngữ FOMO bởi có thể bạn nhận ra chính mình cũng đã nhiều lần FOMO. FOMO khiến chúng ta lãng phí thời gian, mất đi sự tập trung và tốn tiền vào những thứ vô ích. Vậy những cách thức để thoát khỏi hội chứng FOMO là gì?
- Tập trung vào những thứ mình thực sự cần: Trong mỗi giai đoạn cuộc đời, bạn cần xây dựng mục tiêu cho bản thân và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Định hướng được kim chỉ nam dẫn đường, bạn sẽ đi đúng hướng thay vì bị chi phối bởi thành tích của người khác. Chúng ta hãy chỉ góp nhặt trải nghiệm có ý nghĩa với mục tiêu của chính mình và xem những trải nghiệm vô nghĩa khác chỉ là sự thông báo của họ với thế giới mà thôi.
- Nếu bạn đang cần hoàn thành gấp một công việc quan trọng, hãy tránh xa điện thoại di động và tắt hết những tab gây xao nhãng để tập trung làm việc đó trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn đang trong một bữa tiệc hoặc buổi họp mặt với bạn bè, hãy cất điện thoại và tập trung vào trò chuyện. Điều này vừa tỏ thái độ tôn trọng đối phương, vừa giúp chúng ta tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc cuộc hẹn.
- Làm chủ công nghệ: Công nghệ hiện nay đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Do đó, việc loại bỏ hoàn toàn công nghệ khỏi lịch trình hàng ngày là một điều tương đối viển vông, nhưng không vì thế mà để công nghệ kiểm soát cuộc sống chúng ta. Để tối ưu hiệu suất, hãy học cách sử dụng thiết bị di động và các ứng dụng công nghệ một cách hợp lý. Bạn có thể tự đặt ra quy tắc sử dụng mạng xã hội và cam kết thực hiện một cách có kỷ luật.
Tóm lại, FOMO là một hiện tượng tâm lý bình thường của một con người. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được, FOMO sẽ gây nên nhiều tác động tiêu cực đến chúng ta, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay. FOMO hoàn toàn có thể được kiểm soát và chuyển hóa thành những động lực tích cực.