Sinh viên mới ra trường có nên deal lương có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là Gen Z mới ra trường đặt ra. Vốn bởi Gen Z hiện nay vô cùng năng động và tài năng, nên việc tìm kiếm một công việc phù hợp với mức lương thỏa mãn năng lực là điều rất dễ hiểu. Vậy hãy cùng chúng mình tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1.Deal lương là gì
Trước hết để trả lời được câu hỏi trên, các bạn cần hiểu được deal lương là gì. Deal lương hay còn gọi là thương lượng về lương là quá trình đàm phán các vấn đề lương bổng chính thức giữa ứng viên và nhà tuyển dụng thông qua buổi phỏng vấn xin việc. Mức lương cho sinh viên mới ra trường sẽ dựa trên kỹ năng, kinh nghiệm cũng như tố chất của người lao động để doanh nghiệp đưa ra một mức lương phù hợp.
2. Sinh viên mới ra trường có nên deal lương
Để biết sinh viên mới ra trường nên deal lương hay không, các bạn cần xác định rõ ràng sinh viên chỉ có thể đàm phán lương khi bạn có vị thế. Thực tế, sinh viên hoàn toàn có thể deal lương, tuy nhiên bạn phải chứng minh được bạn có năng lực xuất sắc để phù hợp với vị trí việc làm đó. Đồng thời, có thể mang lại được những giá tốt nhất cho doanh nghiệp. Trong trường hợp vị trí công việc đó yêu cầu cần các kỹ năng đặc thù, nguồn cung nhân sự trên thị trường hạn chế. Điều này khiến cho người ứng tuyển có được vị thế nhất định. Lúc này, ngay cả khi bạn chỉ là các sinh viên mới ra trường cũng đều có thể thực hiện deal lương. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ có xu hướng offer công việc cho những người có kỹ năng cũng như kinh nghiệm hay tố chất. Nếu như không thực sự quá nổi trội trong lĩnh vực đó thì cơ hội deal lương cho sinh viên mới ra trường là rất thấp.
3.Làm sao để deal lương thành công
Nếu các bạn sinh viên sở hữu tất cả những tố chất tốt để đáp ứng công việc có thể tự tin deal một con số mà mình cảm thấy phù hợp. Tuy nhiên, cần xác định một mức lương nằm trong khoảng lương mà nhà tuyển dụng đưa ra cho vị trí đó. Không nên đưa ra một con số vượt mức sẽ rất khó cho cả đôi bên. Đồng thời, bạn cùng cần đảm bảo mình đã có đủ những yếu tố sau
- Attitude – Thái độ: Hãy cho nhà tuyển dụng thấy thái độ của bạn trong công việc phù hợp với những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm cho công ty và cho vị trí này. Khả năng học hỏi, tinh thần trách nhiệm, sự bền bỉ và không ngại khó sẽ luôn nằm trong top đầu các thái độ mà nhả tuyển dụng tìm kiếm
- Skills – Kỹ năng: Kỹ năng các bạn có là gì? Tiềm năng các bạn có thể phát triển thêm những kỹ năng gì? Hãy chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy.
VD các bạn ứng tuyển cho vị trí Marketing – đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, phân tích,… hãy chỉ cho nhà tuyển dụng thấy là các bạn đã có kỹ năng giao tiếp thông qua kinh nghiệm của các bạn và thông qua cách bạn giao tiếp trong buổi phỏng vấn, còn kỹ năng phân tích thể hiện là mình đang phát triển và sẽ có trong tương lai (đã đang học, hoàn thành 1 số chứng chỉ, tư duy nói chuyện có tính phân tích, cấu trúc hoá rõ ràng,…) - Knowledge – Kiến thức: Có kiến thức liên quan về công việc, thể hiện qua kinh nghiệm hoặc qua các khoá học đã học