Nếu như đại dịch Covid – 19 đã làm bùng lên làn sóng “Great Resignation” – Đại nghỉ việc, thì mới đây, 1 xu hướng mới cũng đã xuất hiện, mang tên “Quiet Quitting”. Xu hướng này đã gây nên rất nhiều tranh cãi trong cộng đồng. Nó đã thu hút được 3,5 triệu hashtag trên mạng xã hội tiktok để chứng tỏ là chủ đề được rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Đồng thời, nó cũng ảnh hướng tương đối lớn tới các doanh nghiệp trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm nay.
Vậy Quiet Quitting là gì?
Theo định nghĩa của The Guardian, “Quiet Quitting”, hay còn gọi là trào lưu nghỉ việc trong im lặng, là thuật ngữ mô tả tình trạng nhân sự chỉ làm đủ việc rồi về, không tham gia hoạt động của công ty, ngắt kết nối với đồng nghiệp sau giờ làm. “Trào lưu này đang có dấu hiệu lan rộng trên toàn cầu. Sự bùng nổ của nó, trùng hợp thay, lại xảy ra cùng thời điểm với lúc chỉ số tinh thần của nhân viên đang giảm xuống đột ngột”, tờ The Guardian cho biết. Hay dễ hiểu hơn,
Trong khi Great Resignation là sự rời đi của số lượng lớn những lao động trẻ tuổi và kiệt sức thì Quiet quitting là suy nghĩ và xu hướng lan mạnh trong những người ở lại. (Jaya Dass, Randstad’s Managing Director for Singapore and Malaysia, CNBC). Như vậy, không phải là nghỉ việc, Quiet quitting đúng hơn là cách mà nhân sự giới hạn trách nhiệm và số lượng công việc của họ lại trong phạm “mô tả công việc ban đầu của họ” để tránh làm việc trong thời gian quá dài, dấn đến những hậu quả như burnout, stress kéo dài, kiệt sức,..
Quiet Quitting bắt nguồn từ đâu ?
Thật bất ngờ rằng quiet quitting không bắt nguồn từ một đất nước tư bản chủ nghĩa như Mỹ và khối Tây âu, nơi vấn đề bóc lột lao động và những phong trào đấu tranh được bàn tán hàng ngày. Thay vào đó, phong trào này bắt nguồn từ Trung Quốc. Cụ thể, quiet quitting – vốn đang bao phủ hàng triệu video trên mạng xã hội TikTok – được truyền cảm hứng từ phong trào tang ping, hay lying flat (nằm thẳng). Tang ping bùng nổ trên các trang mạng xã hội Trung Quốc vào tháng 4 năm 2021 vừa như một lối sống, vừa như một phong trào xã hội.
Vì sao nó lại lan rộng như vậy ?
Cũng giống như Great Resignation, hậu quả của đại dịch covid phần nào làm cho trào lưu Quiet quitting bùng nổ và lan mạnh như bây giờ.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự phổ biến của Quiet quitting. Có thể nói việc chúng ta cùng nhau trải qua những khó khăn trong đại dịch và hậu quả mà nó để lại đối với công việc, cuộc sống, và sức khoẻ tinh thần của tất cả chúng ta là như nhau. Do đó, ai cùng trải qua những khó khăn trong công việc, cảm thấy cần có sự thay đổi đều dễ dàng tiến gần hơn với xu hướng Quiet quitting. Tuy nhiên, một lý do rõ ràng không thể phủ nhận, trở thành một phương tiện khơi dậy nhận thức của mọi người về xu hướng này chính là truyền thông, mạng xã hội, hay cụ thể là TikTok – nền tảng video ngắn vô cùng phổ biến hiện nay.
Giải pháp nào dành cho doanh nghiệp trước xu hướng này
Theo Maria Kordowicz – phó giáo sư về hành vi tổ chức tại Đại học Nottingham (Anh), sự gia tăng số lượng nhân viên lặng lẽ giảm việc liên quan đến sự sụt giảm mức độ hài lòng công việc.
“Tương xứng với công việc ngoài giờ của nhân viên có thể kể đến là phúc lợi và tiền bạc. Doanh nghiệp nên rõ ràng khối lượng công việc cho từng vị trí, và có chế độ phụ cấp rõ ràng nếu cần nhân viên làm thêm giờ”, Tuyết Nhi nhận định.
T.S. cho rằng, phòng nhân sự nên cân nhắc các hoạt động gắn kết như họp hay ăn uống chung cuối tuần, nhưng đừng cứng nhắc, mà phải tạo được sự tình nguyện tham gia để nhân viên cảm thấy thoải mái, từ đó tăng năng suất.
Hi vọng rằng, sau bài viết này các bạn có thể hiểu thêm về Quiet Quitting và hãy chia sẻ cảm nhận của bạn cho chúng mình biết nữa nhé !